NỀN GIÁO DỤC HÀ LAN

0 bình luận
Đăng bởi: Admin

I/ TIỂU HỌC

·     Thời gian học: 8 năm (4 – 12 tuổi)

·      Chương trình học:

-      2 năm đầu: Giáo dục mẫu giáo, chủ yếu cho trẻ học những kĩ năng, khái niệm cơ bản nhất thông qua các trò chơi.

-      6 năm sau: Học kiến thức tập trung về đọc, viết và số học. Môn tiếng Anh thường sẽ được đưa vào giảng dạy vào năm thứ 7 hoặc 8 (một số trường dạy từ năm 4). Một số trường dạy thêm tiếng Pháp, tiếng Đức hoặc tiếng Tây Ban Nha. Vào năm cuối cùng, HS sẽ được làm bài kiểm tra năng lực (Cito final test primary education hoặc Dutch Intelligence test for educational level), làm tiền đề lựa chọn loại trường THCS và đưa ra quyết định dựa trên kết quả kiểm tra, sở thích cá nhân, định hướng của thầy cô và bố mẹ.

·      Thời gian học: 8.30 – 15.00 (nghỉ trưa 12.00 – 13.00)

·      Thời gian đăng ký: Tháng 6 – 7 hàng năm

·      Đối với học sinh Hà Lan:

-       Tất cả phụ huynh có con đến độ tuổi đến trường sẽ nhận được thư và form đăng ký được gửi tới nhà. Thông tin cụ thể của trẻ được điền sẵn trong form. Phụ huynh kiểm tra xem thông tin đó có chính xác hay không, chỉnh sửa và điền những thông tin còn thiếu; sau đó gửi trực tiếp tới trường mà muốn đăng ký học cho con. Confirm về việc đăng ký sẽ được gửi lại trong khoảng 1 tuần sau đó. Sau khi có kết quả tuyển sinh, trường sẽ gửi thư thông báo tới phụ huynh kèm với thời hạn đăng ký nhập học.

·      Đối với học sinh quốc tế:

-      Học sinh quốc tế ở độ tuổi Tiểu học khi tới Hà Lan có thể tham gia chương trình New Comer’s Classes – tập trung đào tạo tiếng và văn hóa Hà Lan. Mỗi lớp gồm 12 – 15 học sinh từ 6 – 12 tuổi (học sinh 4 – 5 tuổi sẽ tham gia vào lớp 1 – 2 Tiểu học như bình thường). Học phí lớp New Comer hoàn toàn miễn phí (ngoài chi phí hành chính)

-      Cách đăng ký: Đăng ký trực tiếp cho HS tại trường Tiểu học. Hiệu trưởng trường sẽ hướng dẫn và cung cấp thông tin để HS tham gia New Comer’s, sau đó quay lại trường để học tiếp.


III/ CHƯƠNG TRÌNH THCS

1.               Trường VWO – Pre-University Education

· Tên gốc: voorbereidend wetenschappelijk onderwijs

·  Thời gian học: 6 năm (12 – 18 tuổi)

·  Hướng tới: Đại học Nghiên cứu/ Đại học Ứng dụng

·  Thi tốt nghiệp: 7 môn

·    Bằng cấp: VWO Diploma (Level 4+ trong Qualifications Framework)

·  Tổng quan: Là chương trình học được đánh giá cao nhất trong 4 chương trình THCS. Chỉ duy nhất bằng VWO có thể giúp HS tham gia vào các trường Đại học Nghiên cứu (WO)

·   Phân nhóm (banches)

-      Atheneum: Các môn học đi sâu vào phân tích, cùng các bài nghiên cứu nhỏ kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh để chuẩn bị cho việc học đại học nghiên cứu sau này. Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc phải học ( nhưng không phải là đào tạo song ngữ )

-     Gymnasium: Giống như Athenium nhưng Gymnasium Đào tạo bắt buộc 2 ngôn ngữ - tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ. Tiếng Latin được dạy vào năm 1 hoặc 2; tiếng Hy Lạp được dạy vào năm 2 hoặc 3. Trong 3 năm cuối, học sinh có thể chọn học 1 hoặc cả 2 ngôn ngữ này . Học sinh lựa chọn học Gymnasium thông thường cũng có động lực và chăm chỉ  hơn do số môn học tăng lên trong khi số lượng giờ học thì tương đương athenium

-       Technasium: Chương trình tập trung hơn vào khối ngành khoa học & kĩ thuật. Chủ yếu tập trung vào sự phát triển của  môn nghiên cứu và thiết kế.  Còn các môn học khác sẽ dựa trên trình độ của học sinh học VWO hay HAVO.

·    Nội dung chương trình:

-      3 năm đầu: HS học 15 môn cơ bản bắt buộc. Tất cả học sinh sẽ phải học tiếng Đức, Pháp và tiếng Anh trong 3 năm đầu tiên. Tiếng Anh sẽ là môn học mà 3 năm tiếp theo học sinh bắt buộc phải học , trong đó tiếng Đức  và tiếng Pháp sẽ nằm trong nhóm môn học tự chọn tùy theo nghành học lựa chọn sau này.

-         3 năm sau: HS lựa chọn 1 trong 4 nhóm môn (clusters) để học chuyên sâu chuẩn bị cho ngành học tại Đại học sau này. Mỗi cluster sẽ bao gồm các môn khác nhau: Văn Hóa & Xã Hội , Kinh Tế & Xã Hội , Khoa Học & Sức khỏe , Khoa Học & Kỹ Thuật.

+  Văn hóa Xã hội: tập trung vào Nghệ thuật & Ngôn ngữ (thường là Pháp, Đức; một số trường dạy tiếng Tây Ban Nha, Nga, Ả Rập hoặc Thụy Điển), lịch sử và  Môn Toán trong nhóm này sẽ tập trung vào Xác suất & Thống kê.Ngoài ra học sinh sẽ phải lựa chọn 1 trong 3 môn trong phần xã hội : Địa lý, khoa học xã hội, kinh tế . Và 1 môn trong phần văn hóa : Âm nhạc, Nghệ thuật  ( có thể là nhạc, kịch , múa , hoặc là art ) , hoặc là một ngôn ngữ chưa có trong phần bắt buộc .

+ Kinh tế Xã hội: tập trung vào Kinh tế, Khoa học Xã hội & Lịch sử; Toán học , trong đó môn toán học sinh có thể lựa chọn Toán cho khổi văn hóa ( xác xuất thống kê ) hoặc toán dành cho khối kỹ thuật( Đại số,hình học, giải tích.. ). Ngoài ra học sinh phải lựa chọn bắt buộc 1 trong 4 môn : Quản lý& tổ chức, địa lý, khoa học xã hội hoặc một ngôn ngữ chưa có trong phần bắt buộc .Chuẩn bị cho HS theo học khối ngành Quản lý & Quản trị Kinh doanh.

+ Khoa học – Sức khỏe: tập trung vào Sinh học và Khoa học Tự nhiên; Các môn học bắt buộc là Sinh học, hóa học và Toán ( Các lớp Toán tập trung vào Đại số, Hình học & Giải tích). Ngoài ra học sinh phải lựa chọn bắt buộc 1 trong 3 môn : khoa học kỹ thuật, địa lý hoặc vật lý .chuẩn bị cho HS tham gia vào khối ngành Y dược..

+ Khoa học – Công nghệ: tập trung vào Khoa học Tự nhiên; chuẩn bị cho HS tham gia vào khối ngành Công nghệ hoặc Khoa học Tự nhiên.Các môn học bắt buộc là Toán, Vật lý , hóa học . Ngoài ra học sinh phải chọn 1 trong 4 môn học : Khoa học kỹ thuật , Toán D , Tin học hoặc sinh học. Các lớp Toán cũng tập trung vào Đại số, Hình học & Giải tích.

-     Trong 2 năm cuối, HS sẽ có giai đoạn được gọi là “study-house” với các hoạt động yêu cầu việc tự học và tự nghiên cứu.

2.     HAVO – Senior General Secondary Education

·    Tên gốc: hoger algemeen voortgezet onderwijs

·     Thời gian học: 5 năm (12– 17 tuổi)

·      Hướng tới: VWO (2 năm cuối)/ Đại học Ứng dụng

·      Thi tốt nghiệp: 6 môn

·      Bằng cấp: HAVO Diploma (Level 4 trong Qualifications Framework)

·   Tổng quan: Cũng chuẩn bị cho HS vào bậc Đại học, nhưng HAVO Diploma chỉ có thể giúp học sinh tham gia vào các trường Đại học Ứng dụng (HBO), hoặc vào MBO

·    Nội dung chương trình:

-      năm đầu: HS học các môn cơ bản bắt buộc về Ngôn ngữ, Toán học, Lịch sử, Nghệ thuật & Khoa học giống như học sinh học VWO.

-       2 năm sau: Cũng giống như VWO được chia thành 4 khối , nhưng các môn học dành cho khối HAVO thường chỉ dừng lại ở lý thuyết ứng dụng, không hướng tới phân tích và sáng tạo ( gần như chỉ cần thuộc bài trên lớp học sinh có thể qua kỳ thi một cách dễ dàng ).

3.    MBO – Senior Secondary Vocational Education

·    Tên gốc: middelbaar beroepsonderwijs ( trung cấp – trường dậy nghề )

·     Thời gian học: 1 - 4 năm

·      Hướng tới: Đại học Ứng dụng/ Đi làm

·      Bằng cấp: MBO Diploma (Level 1 - 4 trong Qualifications Framework)

·      Các cấp độ:

-      Assistant Training (Level 1 trong QF): Kéo dài 0.5 – 1 năm, tập trung vào giải quyết các bài học/ nhiệm vụ đơn giản. Sau khi hoàn thành, HS có thể học lên MBO Level 2. ( làm phụ tá )

-       Basic Vocational Training (Level 2 trong QF): Kéo dài 2 – 3 năm, tập trung vào giải quyết các vấn đề khó và thực tế hơn so với level 1.( Có thể làm nghề cùng cộng sự )

-      Vocational Training (Level 3 trong QF): Kéo dài 2 – 4 năm, đào tạo học sinh giải quyết các vấn đề dựa trên thực tế một cách độc lập. ( Có thể làm nghề một cách độc lập )

-        Management Training (Level 4 trong QF): Kéo dài 4 năm, cung cấp kiến thức chuyên sâu cho nghề mình học. Có thể học lên các trường Đại học Ứng dụng.

-    Specialist Training (Level 4 trong QF): Kéo dài 1 – 2 năm. HS muốn tham gia chương trình Specialist phải hoàn thành chương trình Vocational hoặc Management.

·      Các loại chương trình (learning tracks)

-       School-based route: HS học full-time, dành 20% - 59% thời gian học để đi thực tập.

-       Work-based route: HS dành tối thiểu 60% thời gian học để đi thực tập.

·      Nội dung chương trình:

Là loại hình đào tạo nghề , như xây dựng , kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, các nghề xã hội dân sinh, ăn uống , kế toán .... Các học sinh lựa chọn MBO thông thường theo năng lực và sở thích phù hợp với bản thân. Trong quá trình học, học sinh sẽ được thực tập luôn từ năm thứ nhất để đảm báo khi tốt nghiệp là những người thợ lành nghề.

4.    VMBO – Preparatory Secondary Vocational Education

·    Tên gốc: Voorbereidend Middelbaar Beroepsonderwijs

·    Thời gian học: 4 năm

·      Hướng tới: HAVO (2 năm cuối)/ MBO/ Đi làm

·      Bằng cấp: VMBO Diploma (Level 1/2 trong Qualifications Framework)

·     Đặc điểm tổng quan: Đào tạo kết hợp giữa kiến thức dạy nghề và kiến thức học thuật (về ngôn ngữ, toán học, lịch sử, nghệ thuật & khoa học). 60% học sinh Hà Lan tham gia chương trình này.

·      Loại hình đào tạo:

-        Basic Vocational Training (VMBO-B): học 12h/tuần, đào tạo các môn thực hành. Sau khi tốt nghiệp HS có thể học lên MBO level 1 – 2.

-         Framework Training (VMBO-K): học 12h/tuần, đào tạo các môn thực hành nhắm tới một ngành nghề cụ thể. Sau khi tốt nghiệp HS có thể học lên MBO level 3 – 4.

-        Mixed Training (VMBO-G): học 4h/tuần, đào tạo kết hợp các kiến thức học thuật và kiến thức thực tế. Sau khi tốt nghiệp HS có thể học lên MBO level 3 – 4.

-       Theoretical Training (VMBO-T): chỉ đào tạo kiến thức học thuật. Sau khi tốt nghiệp HS có thể học lên HAVO hoặc MBO level 3 – 4.

·      Nội dung chương trình:

-        2 năm đầu tiên: HS học các môn học cơ bản bắt buộc

-         2 năm cuối: HS lựa chọn 1 trong 4 nhóm ngành (sectors)

+ Kĩ thuật (Technical): Bao gồm các ngành Xây dựng, Đồ họa, Điện, Cài đặt, Kim loại, Phương tiện giao thông, Vận chuyển & Logistic.

+ Nông nghiệp (Agriculture): Bao gồm các ngành Công nghệ Thực phẩm, Nông nghiệp và Môi trường Tự nhiên.

+ Kinh tế (Economics): Bao gồm các ngành Quản trị, Ăn uống Công Cộng, Dịch vụ Quảng cáo và Thời trang.

+ Chăm sóc Sức khỏe & Phúc lợi Xã hội: Bao gồm ngành liên quan tới Chăm sóc Con người.

III/ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC – SAU ĐẠI HỌC

 

Đại học Nghiên cứu

Đại học Ứng dụng

Viện Giáo dục Quốc tế

Số lượng trường

14

41

15

Chương trình đào tạo

Đại học

3 năm (180 tín chỉ)

4 năm (120 tín chỉ)

Không đào tạo

Cao học

1 – 3 năm

(90 – 180 tín chỉ)

1 – 2 năm

(60 – 120 tín chỉ)

Tiến sĩ

4 năm hoặc 2 năm

(chương trình sandwich)

Không đào tạo

3 – 4 năm (chỉ đào tạo tại 1 trường

Chương trình đào tạo

Thiên về học thuật, phục vụ nghiên cứu chuyên sâu.

Mang tính thực tiễn nhiều hơn, phục vụ công việc

Chương trình đào tạo riêng cho SV nước ngoài

Học phí

7,000 – 13,000 

11,000 – 20,000 

MBA: 15,000 – 40,000 €

Tùy theo từng trường & từng nhóm ngành

1/ ĐH Nghiên cứu

·     Chương trình đào tạo:

-        Đào tạo hầu hết tất cả các ngành học: Kinh doanh, Khoa học Xã hội, Ngôn ngữ, Kĩ thuật, Y dược,…

-        Với bậc ĐH: Mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho SV kiến thức học thuật chuyên ngành và kĩ năng nghiên cứu, phân tích – hướng tới việc nghiên cứu, đi làm hay học tiếp lên Thạc sĩ sau khi tốt nghiệp. Hầu hết trong các chương trình học sẽ yêu cầu SV phải học 1 khóa về Phương pháp Nghiên cứu (Research Methodology) và làm luận văn tốt nghiệp.

-      Với bậc Thạc sĩ: Tập trung cung cấp kiến thức học thuật & kĩ năng phân tích bậc cao, giúp SV có thể tự thực hiện một nghiên cứu độc lập. SV có thể lựa chọn 3 chương trình:

Học thuật (academic master): đào tạo chuyên sâu phục vụ việc đi làm ở cấp bậc quản lý (kéo dài 1 năm – 60 credits; riêng nhóm ngành Kĩ thuật, Toán học, Khoa học Tự nhiên & Nông nghiệp kéo dài 2 năm – 120 credits)

Nghiên cứu (research master): đào tạo dựa trên một nghiên cứu cụ thể - chuẩn bị cho SV làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc học lên bậc Tiến sĩ (kéo dài 2 năm: 120 credits; riêng chương trình về Y dược kéo dài 3 năm – 180 credits)

Đào tạo Giáo viên (teacher training master): đào tạo với mục tiêu đưa SV thành giáo viên THPT (kéo dài 2 năm: 120 credits)

·       Điều kiện nhập học:

Đại học

Thạc sĩ

Tiến sĩ

IELTS 6.0/ TOEFL 80 trở lên

Học lực giỏi (tối thiểu 7.5)

Học 1 năm Dự bị hoặc 1 năm tại ĐHQD

IELTS 6.5/ TOEFL 90 trở lên.

Một số ngành yêu cầu GMAT

Tốt nghiệp ĐH cùng chuyên ngành, học lực khá, giỏi

Có thành tích nghiên cứu tốt

IELTS 6.5/ TOEFL 90 trở lên.

Tốt nghiệp Thạc sĩ cùng chuyên ngành, học lực khá, giỏi

Có dự án nghiên cứu được trường chấp nhận

·       Cấp bằng: Bachelor/ Master of Arts or Sciences

2/ ĐH Ứng dụng

·       Chương trình đào tạo

    Các ngành học đa dạng: Kinh doanh, Chăm sóc Sức khỏe, Nghệ thuật, Nông nghiệp,… - chủ yếu là các ngành liên quan trực tiếp tới công việc sau này.

-       Với bậc ĐH: Năm đầu tiên học các môn cơ bản, tổng quan về chuyên ngành. 3 năm sau học kiến thức chuyên sâu. Chương trình mang tính thực tiễn cao với các hoạt động thực tế, làm dự án, bài tập nhóm, thực tập; nhằm mục tiêu trang bị cho SV những kĩ năng & kiến thức cần thiết trong ngành học của mình, chuẩn bị cho công việc sau này.

-    Với bậc Thạc sĩ: Chương trình tập trung đào tạo sâu về kiến thức chuyên ngành, các kĩ năng phân tích và quản lý; hướng SV tới các vị trí cấp cao trong lĩnh vực mình hoạt động. Nhiều chương trình có các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, dự án thực tế để SV vận dụng chính kinh nghiệm mình đã có khi đi làm.

·     Điều kiện nhập học:

Đại học

Thạc sĩ

Tiến sĩ

IELTS 6.0/ TOEFL 80 trở lên

Học lực khá/ giỏi

IELTS 6.5/ TOEFL 90 trở lên.

Một số ngành yêu cầu GMAT

Tốt nghiệp ĐH học lực khá, giỏi

----

-        Một số ngành, đặc biệt là MBA tại nhiều trường yêu cầu GMAT và kinh nghiệm làm việc tối thiểu 1 năm.

-     Toàn bộ các trường, các cấp học đều xét tuyển trực tiếp trên hồ sơ. HS không cần thi tuyển đầu vào.

-          Các trường Đại học Nghiên cứu yêu cầu HS dù có đủ IELTS hay học lực cũng phải học 1 năm Dự bị ĐH của trường hoặc 1 năm học ĐHƯD rồi đăng ký lại.

·      Cấp bằng: Bachelor/ Master

3/ Lưu ý

-   Luật Di trú Hà Lan cho phép HS quốc tế được lưu trú đúng 12 tháng để học Dự bị & thời gian này không được gia hạn. Vì thế, nếu HS không thể hoàn thành khóa học này trong 12 tháng sẽ phải về nước.

- SV đăng ký học cần liên hệ trực tiếp với trường và gửi hồ sơ qua hệ thống www.studielink.nl trước ngày 1/5, đồng thời gửi hồ sơ bằng bản cứng tới trường ĐH.

-    Một số trường ĐH Hà Lan có chương trình Numerus Fixus. Ngành học thuộc chương trình này sẽ được ấn định 1 số lượng tuyển sinh nhất định. Chỉ khi số lượng HS đăng ký vượt quá con số này, nhà trường mới thực hiện lựa chọn (Selection Procedure). Nếu chương trình của SV thuộc diện Numerus Fixus, SV phải nộp hoàn thành đăng ký trước ngày 15/1 qua studielink. Nếu số lượng đăng ký vượt quá nhu cầu của trường, trường sẽ tiến hành xét tuyển và gửi ranking number cho SV qua studielink vào 15/4, sau đó tiến hành lọc từ trên xuống. Các SV có ranking number cao nhất sẽ được nhận học.




Tin liên quan