CÁC BƯỚC SĂN HỌC BỔNG

Tổng hợp, đánh giá & xếp loại danh sách học bổng

Việc đầu tiên trong quá trình xin học bổng du học chính là bạn cần phải lập được một danh sách học bổng phù hợp nhất để có một mục tiêu rõ ràng.

Danh sách học bổng này có thể là 1 hay thậm chí là 10. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ nên tập trung vào những học bổng thật sự đáng giá và phù hợp với năng lực của bản thân - tránh việc apply quá nhiều và phân tán nguồn lực, khiến bạn không thể tập trung làm tốt dù chỉ một học bổng.

Để biết được học bổng nào phù hợp với mình, đầu tiên bạn cần cân nhắc tới:

  • Năng lực của mình đang ở đâu? Mình có thể chuẩn bị gì thêm để nâng cao tính cạnh tranh hồ sơ của mình hay không? - Đây sẽ là nền tảng để bạn cân nhắc đến vấn đề thứ 2
  • Giá trị học bổng mình cần và loại học bổng mình có thể đăng ký (phù hợp với năng lực bản thân)
  • Tìm học bổng đó ở đâu?
  • Nguyện vọng của mình là gì? (Muốn học ngành nào? Có muốn ở lại sau khi tốt nghiệp hay không?...)

Từ những yếu tố này, bạn sẽ xác định được những điểm chính trong học bổng mình muốn hướng tới, và tìm cơ hội học bổng dựa trên những yếu tố đó.

Nguồn thông tin học bổng, bạn có thể tham khảo các trang web nhomwww.scholar4dev.com; www.scholarship-positions.com,...hay chính website SBS.

Tham vấn kinh nghiệm

Bước thứ 2, bạn sẽ cần tham vấn kinh nghiệm của những người đi trước để có được những thông tin, những lời khuyên hoặc hướng dẫn xác thực nhất.

Việc xin học bổng không phải là một công việc đơn giản. Nếu bạn có người thân, anh/chị/em đã từng xin học bổng, thì đó là cơ hội rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mới lần đầu tiên thử sức với việc này, cũng không có người thân chỉ dẫn; hãy thử tham gia vào các Group, các Pages cộng đồng (VD: Group Scholarship Hunters) chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này. Dù kinh nghiệm của người đã trượt hay đã đỗ, đó đều là những thông tin đắt giá giúp bạn hoàn thiện hồ sơ du học sau này của mình.

 

Đánh giá & lựa chọn ngành học

Có rất nhiều học bổng hướng tới một ngành hoặc một nhóm ngành cụ thể; và việc bạn nhắm tới học bổng chỉ dành cho khối ngành của mình cũng sẽ giúp bạn giảm được mức độ cạnh tranh từ những học sinh có ngành học khác (VD: học bổng dành cho tất cả các ngành sẽ có mức độ cạnh tranh lớn hơn so với học bổng chỉ dành riêng cho sinh viên khoa Tài chính).

Việc lựa chọn ngành nghề sẽ cần dựa trên những yếu tố sau:

  • Điểm mạnh - điểm yếu của mình: Bạn sẽ cần tự tìm hiểu tính cách, sở thích, năng lực cá nhân của mình - từ đó xem mình phù hợp với ngành nghề nào. Việc dễ dàng nhất, bạn có thể gạch ra những ưu điểm, nhược điểm của mình - đồng thời hỏi thêm ý kiến của người thân, bạn bè, gia đình để đánh giá được khách quan nhất.
  • Tính chất của ngành nghề đó: Bạn cần phải tìm hiểu rõ thông tin về từng ngành, nghề để biết được thực sự mình có hứng thú với ngành đó, và ngành đó có thực sự phù hợp với khả năng của mình hay không. Những thông tin cần biết bao gồm công việc đặc thù, yêu cầu năng lực, trách nhiệm, điểm tốt, sự khó khăn,...khi làm việc trong ngành đó là gì. Ví dụ, khi nghĩ tới Tiếp viên Hàng không, bạn không nên chỉ nghĩ tới sự hào nhoáng khi có được mức lương cao, được đi nhiều nơi,...mà cần xét xem sức khỏe của mình có đảm bảo việc làm trên không với cường độ cao hay không, có thể xa gia đình liên tục được hay không,...

Hãy nhớ việc lựa chọn ngành nghề phải dựa trên năng lực và sở thích của bản thân - tuyệt đối không phải do "bạn bè nhiều người học", do "ngành hot", do cảm tính vì "tự nhiên thích". Chỉ khi bạn thật sự yêu thích, đam mê công việc mình làm, bạn mới có thể dốc sức để phát triển và làm tốt nó.

Chuẩn bị chứng chỉ Anh ngữ (IELTS/ TOEFL)

Về tiếng Anh, 100% chúng ta cần IELTS (Academic) để xin học bổng, đừng bạn nào nhầm thành Ielts General Training nhé. Điểm IELTS thì cần đủ điều kiện để nhận được Admission Letter (tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì điểm IELTS tối thiểu 7.0 mới có thể giúp bạn tăng tính cạnh tranh. Điểm càng cao, cow hội của bạn sẽ càng lớn hơn. Vậy chuẩn bị IELTS như thế nào?

Sau khi nghiên cứu rất nhiều năm và nhiều hồ sơ, SBS thấy rằng điểm IELTS đều nhau (các bands tương đương nhau) thì luôn được ưu tiên hơn 1 chút so với các bạn có điểm IELTS overall cao nhưng điểm thành phần không đều, đặc biệt nếu 2 hồ sơ ngang nhau về các mặt thì ielts đồng đều sẽ được chọn (tất nhiên điểm 7.0 trở lên:d). Như vậy, các bạn nên cố để có điểm ielts đều nhau nhé.

Ngoài ra, điểm tiếng Anh còn được đánh giá ở đâu? Ở ngay trong hồ sơ của các bạn, ngay cách các bạn viết hồ sơ. Đây chính là thước đo tốt nhất đánh giá năng lực ngôn ngữ của các bạn nên hãy lưu tâm vấn đề này để hồ sơ của mình nổi bật hơn, toàn vẹn hơn.

Nếu bạn từng học ở 1 trường nào đó sử dụng 100% tiếng Anh ở nước ngoài trong vòng 2 năm trở lên thì trường không yêu cầu IELTS để xin học; nhưng để xin học bổng, các bạn vẫn nên có ielts để khoe năng lực của mình.

Các kĩ năng chú trọng trong Tiếng Anh cũng có đôi chút khác nhau với từng bậc học:

- Đối với các bạn dự định đi học Thạc sỹ: Đọc và Nghe quan trọng hơn. 
- Đối với những bạn học Tiến sỹ: Đọc, Nghe, Nói quan trọng. Viết yêu cầu thấp hơn vì thầy hướng dẫn sẽ sửa và cuối cùng cần proofread trước khi nộp luận văn.

Đánh giá & lựa chọn trường học

Việc quan trọng tiếp theo là bạn cần lựa chọn trường học phù hợp. Có một số bảng xếp hạng trường uy tín mà bạn có thể tham khảo sau đây:

1. Time Higher Education (dựa trên Teaching- chất lượng giảng dạy, International Outlook – vị thế quốc tế, Industry income – Thu nhập sau tốt nghiệp, Research – Nghiên cứu khoa học, Citations – Lượng trích dẫn). 
2. The Guardian (dựa trên 7 tiêu chí: Average teaching score - chất lượng giảng dạy, National Student Survey Teaching - độ hài lòng của sinh viên, National Student Survey Overal - quan điểm của sinh viên về mọi tiêu chí, Employment after graduate - việc làm sau tốt nghiệp, Spending per student - chi phí đầu tư cơ sở vật chất trên mỗi sinh viên , Valued added scores - các giá trị đặc trưng khác và Tổng điểm); 
3. QS World university ranking (6 tiêu chí: Academic reputation - danh tiếng về học thuật, Employer reputation – uy tín của nhà tuyển dụng, Faculty student ratio - tỷ lệ giảng viên/sinh viên, Citations per faculty - số bài báo khoa học/giảng viên được trích dẫn, proportion of international student - tỷ lệ sinh viên quốc tế, và Proportion of international faculty- tỷ lệ các ngành học quốc tế) 
4. The Complet University Guide (dựa trên 4 tiêu chí: Entry Standards - tỷ lệ đầu vào, Research quality – chất lượng các bài nghiên cứu, Student satisfaction - mức độ hài lòng của sinh viên và Graduate prospect - tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp).

 

Các tiêu chí trên được đánh giá theo trọng số - tầm quan trọng của tiêu chí đó trong tổng hoà các chỉ tiêu. Tùy theo từng tổ chức mà thứ hạng của các trường đại học cũng khác nhau. Và qua các bảng xếp hạng chúng ta cũng thấy được, các trường có ranking cao như Harvards, Stanford, Cambridge, Oxford, hay Princeton vẫn luôn là cái nôi cho những bạn đi theo hướng nghiên cứu những lĩnh vực mang tính học thuật, bởi chất lượng giảng dạy luôn được đánh giá cao nhất với các giáo sư hàng đầu thế giới.

 

Tuy nhiên, nếu như bạn muốn học xong, muốn dễ tìm một công việc theo mong muốn thì những trường trên lại không hẳn là phù hợp, thay vào đó là những trường mang tính ứng dụng cao lại là lựa chọn tốt hơn cả. Chính vì thế độ phù hợp của bạn với trường trong trường hợp này lại quan trọng. Chính vì thế,

 khi lựa chọn trường học, bạn nên cân nhắc đến tất cả các yếu tố: năng lực cá nhân, môi trường học tập, khả năng tài chính, mục đích sau khi ra trường (làm nghiên cứu hay đi làm chuyên môn). Ranking là một yếu tố tham khảo quan trọng nhưng không nên mang tính quyết định bởi sự phù hợp của bạn với trường dựa trên tất cả các yếu tố trên. 

Xin thư mời học của trường (Admission Letter)

Admission Letter là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên bạn cần để xin học bổng. Đây chính là thư mà trường Đại học bạn muốn theo học xác nhận bạn đủ điều kiện tham gia khóa học của trường; đồng thời thể hiện sự chấp nhận của trường cho việc học tập của bạn.

 

Để xin Admission Letter vào trường, các bạn làm tuần tự các bước sau:
1. Xác định trường muốn xin Admission Letter
2. Đọc kỹ yêu cầu trong hồ sơ xin Admission Letter. Đặc biệt lưu ý THỜI GIAN XỬ LÝ HỒ SƠ. Thông thường là 4-8 tuần. Nhanh hay chậm tuỳ mức độ đầy đủ và thuyết phục của hồ sơ
3. Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ
4. Sau khi nộp hồ sơ, bạn nên email và gọi điện cho trường để confirm là họ đã nhận được hồ sơ của bạn
5. Đợi 3-4 tuần mà chưa thấy hồi âm thì email và gọi lại lần nữa với giọng "I need it urgently. Can you help me out?"

  • Các lưu ý khi xin admission:

Xin admission cũng giống như xin học bổng đó, bạn có hồ sơ gì đẹp, phần thưởng, giải thưởng cứ đưa hết vào. Nhớ nộp kèm cả CV (nếu bạn có). Điều này sẽ làm tăng giá trị hồ sơ của bạn lên. 
Khi viết email hay contact với trường, hãy dùng văn phong ngoại giao nhé. Nhớ nghiên cứu xem nước đó họ dùng văn phong như thế nào nhé.
Khi xin admisison letter, bạn nhớ nói rõ là chỉ cần admission letter để xin học bổng chính phủ. Nếu được học bổng sẽ bắt buộc qua trường đó học để đảm bảo sự tin tưởng. Nếu bạn không nói rõ điều này, trường sẽ yêu cầu bạn nộp học phí và cấp CoE thay vì Admission Letter nhé.

Viết và sửa CV

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis autem vel eum iriure dolor in hendrerit in vulputate velit esse molestie consequat, vel illum dolore eu feugiat nulla facilisis at vero eros et accumsan et iusto odio dignissim qui blandit praesent luptatum zzril delenit augue duis dolore te feugait nulla facilisi.

Lập danh sách tài liệu cần có

Danh sách tài liệu cần có chính là cái gốc để bạn phát triển hồ sơ năng lực của mình. Hãy đọc kĩ yêu cầu của học bổng mình muốn đăng ký để xem mình sẽ cần những hồ sơ gì. Thông thường, một bộ hồ sơ xin học bổng sẽ có những yếu tố cơ bản sau:

- Điền mẫu đơn (form) học bổng: Thường khá đơn giản, chỉ cần khai thông tin cá nhân, học vấn, các thông tin khác.

- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae): Nên viết ngắn gọn làm nổi bật quá trình công việc và thành tích học tập, hoạt động xã hội.

- Thư giới thiệu: Điều này nhằm mục đích cho ban tuyển chọn hiểu rõ hơn về bạn, do vậy người viết thư giới thiệu quan trọng nhất phải là người gần gũi và hiểu bạn nhất. Họ phải là người có thể làm nổi bật những điểm mạnh của bạn và chứng minh cho ban tuyển chọn thấy bạn là người xứng đáng được trao học bổng. Nếu xin 3 thư thì cân nhắc 3 đối tượng sau:

(1) giảng viên ĐH của bạn, có thể là trưởng khoa nếu người đó có trực tiếp dạy bạn; (2) đồng nghiệp hoặc lãnh đạo ở cơ quan; (3) một người bạn hay quen biết ngoài xã hội có tiếng tăm một chút thì tốt. Bạn nên trao đổi với người đồng ý viết thư giới thiệu cho mình xem họ thích thế nào, nhưng tốt nhất bạn nên dự thảo trước và đưa cho họ xem, sửa và ký.

- Bài luận về bản thân (Personal Statement): Giống như bạn kể một câu chuyện về bản thân mình theo trình tự thời gian, trong đó bạn giống như một nhân vật chính, các tình tiết xảy ra trong cốt truyện, các nhân vật phụ giúp bạn nổi bật nên.

- Mục tiêu học tập (Study Objective): Mục đích chính của bài luận này là nói đến mục tiêu học tập của bạn khi được trao học bổng. Mà đã là mục tiêu thì phải rõ ràng, cụ thể, đo lường được. Bạn có thể trình bày công trình nghiên cứu mà bạn dự định triển khai khi được học bổng. Tất nhiên đây chỉ là một bản trình bày ngắn gọn cho những người cho dù không có chuyên môn về lĩnh vực đấy cũng hiểu được, chứ không phải như cái đề cương nghiên cứu chi tiết.

- Đề cương nghiên cứu (Research Proposal): Thường phổ biến hơn với các bạn theo học thạc sĩ nghiên cứu hoặc tiến sĩ.

- Thư chấp nhận nhập học (Admission Letter): Ở một số học bổng chính phủ nước ngoài, một yêu cầu cần có nữa trong bộ hồ sơ xin học bổng là phải có thư chấp nhận học của trường mà bạn dự định học. Đây là lá thư mà trường bạn dự định học cung cấp cho bạn chứng minh rằng bạn đã được trường chấp nhận bạn trở thành sinh viên. Để xin được thư này, bạn phải liên hệ trực tiếp với các trường và phải nộp một bộ hồ sơ xin học vào trường đó. Bộ hồ sơ xin học này cũng gồm các giấy tờ khá giống như bộ hồ sơ xin học bổng chính phủ.

 

- Các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm:  Bạn chỉ nộp bản sao có công chứng của bản gốc thôi. Với tài liệu mà bằng tiếng Việt thì bạn cần mang đem dịch ra tiếng Anh rồi công chứng.

Dịch & công chứng tài liệu

Toàn bộ hồ sơ của bạn sẽ cần được dịch thuật và công chứng. Hãy lưu ý những điểm sau:

1. Toàn bộ hồ sơ bằng tiếng Việt cần dịch thuật sang tiếng Anh hoặc tiếng bản địa của quốc gia xin học bổng. Sau đó được công chứng xác nhận "Dịch đúng theo bản gốc" của cơ quan có thẩm quyền. Nếu được, bạn nên tự dịch hồ sơ của mình hoặc nhờ người có kinh nghiệm để tất cả hồ sơ được dịch theo chuẩn văn phong và văn hóa nước ngoài nhất; sau đó mang đi công chứng.

2. Toàn bộ hồ sơ bằng tiếng Anh sẽ không cần dịch (trừ khi học bổng có yêu cầu đặc biệt), nhưng sẽ cần công chứng "Sao y bản gốc" của cơ quan có thẩm quyền.

Tất cả hồ sơ không nên công chứng trước quá lâu (khoảng 3 tháng trở lên) bởi sẽ làm giảm giá trị pháp lý.

Rà soát, bổ sung tài liệu

Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, bạn cần kiểm tra lại một lần nữa để biết mình có cần chỉnh sửa, bổ sung gì hay không.

Hãy đặc biệt lưu ý những điểm sau:

  • Lỗi chính tả - Đây là điểm được coi là không thể chấp nhận được tỏng bất cứ văn bản nào
  • Độ chính xác thông tin - Kiểm tra toàn bộ thông tin trong hồ sơ để biết mình có ghi thiếu, nhầm hay sai sót gì về thông tin hay không.
  • Độ thống nhất thông tin - Chắc chắn rằng toàn bộ thông tin được đưa ra trong bất cứ giấy tờ nào cũng đều thống nhất với nhau, về cả thời gian và nội dung.
  • Độ đầy đủ thông tin - Bạn đã trả lời được toàn bộ câu hỏi của nhà xét tuyển hay chưa; có còn thiếu hồ sơ nào không; các giấy tờ của bạn có bị lỗi mà thiếu sót mất câu/ đoạn nào hay không?

Việc kiểm tra cẩn thận là yếu tố vô cùng quan trọng trước khi bạn gửi hồ sơ xin học bổng của mình.

Tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn học bổng & cách trả lời

Có những học bổng xét chủ yếu dựa trên hồ sơ, nhưng cũng có rất nhiều học bổng yêu cầu thí sinh trải qua một vòng phỏng vấn với nhà tuyển dụng, có thể trực tiếp hoặc qua video call. Và vòng phỏng vấn chính là vòng cuối cùng để đánh giá tiềm năng học sinh một cách trực quan, rõ ràng nhất - cũng là vòng quan trọng đưa tới quyết định bạn có đạt được học bổng hay không.

Điều đầu tiên cần thiết cho việc phỏng vấn, đó là thái độ của bạn. Bạn cần giữ được cho mình một sự tự tin, đồng thời thể hiện ra ngoài sự nhiệt huyết, đam mê của mình với việc học tập và ngành học đó.

Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo các câu hỏi thường gặp để chuẩn bị câu trả lời tốt nhất cho mình. Đặc biệt, hãy nhớ kĩ từng thông tin được đưa ra trong bộ hồ sơ của mình để trả lời ăn khớp nhất nhé.

Viết Essays

I/ VỚI ESSAYS

Essay, hay có những tên gọi khác tương tự là Motivation Letter là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể trình bày suy nghĩ, tiềm năng của mình với người xét tuyển; cũng như là phương tiện quan trọng nhất để người xét tuyển hiểu thêm về bạn. Do đó, bạn sẽ cần chuẩn bị yếu tố này cho thật kĩ với những bước sau:

1. Lập dàn ý cho bài luận:
Bước này là bước rất quan trọng, nó giúp bạn không bỏ sót ý và biết nên tập trung vào đâu để làm nổi bật lên. Để Lập dàn ý tốt, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:

- Nghành học của bạn đã đủ "ưu tiên" chưa? Nó có cụ thể không hay là chung chung? Nó có tính ứng dụng không hay chỉ đơn thuần là lý thuyết?
- Nghành học này có giá trị như thế nào với bạn, Việt Nam, và nước mà bạn muốn xin học bổng?
- Tại sao bạn lại xin học bổng để theo học nghành này?

Sau khi có câu trả lời cho các câu hỏi trên, bạn đã có thể lập cho mình 1 dàn ý chi tiết về bài luận rồi. Hầu hết tất cả các loại học bổng đều xoay quanh các vấn đề nêu trên, dù là cách này hay cách khác.

2. Văn phong viết luận:
Bạn nên sử dụng văn phòng academic và formal để viết luận. Điểm cực kỳ lưu ý ở đây là cách dùng từ phải thể hiện được hiểu biết của bạn về văn hóa của nước mà bạn muốn xin hoc bổng.

Hơn nữa, bạn phải cho người đọc thấy niềm đam mêm của bạn lớn đến thế nào về lĩnh vực mà bạn đang muốn theo học. Do đó, các tính từ, trạng từ cần phải được tận dụng tối đa trong bài luận.

Tốt nhất là trong phần này nên có một số ví dụ về những việc mà bạn đã trực tiếp làm để the đuổi niềm đam mê đó. Nó phải liên quan trực tiếp đến nghành mà bạn dự kiến học.

3. Đảm bảo tính kết nối và xuyên suốt với các tài liệu đi kèm (supporting documents)

Điều này mình đã chia sẻ ở những bài trước. Các bạn phải đặc biệt lưu tâm đến điều này để hồ sơ của bạn thât sự liên kết tốt. Từ đó hồ sơ sẽ tự mạnh lên.

Lời khuyên của mình về việc này là bạn nên thuê một người/đơn vị chuyên về lĩnh vực này để đảm bảo tính chính thể và thống nhất của bài luận với các văn bản khác. Các bạn có thể tự làm, tuy nhiên vì các bạn sẽ không hiểu được cụ thể là phải làm thế nào. Vì vậy, hãy để sự chuyên nghiệp lên tiếng.

4. Thời gian chuẩn bị cho bài luận: 
Kinh nghiệm của mình là 6 tháng - 1 năm. Bạn hãy chia khoảng thời gian đó làm 3 phần theo tỷ lệ 5:4:1 như sau:
- 50% dành cho việc hỏi han và chia sẻ kinh nghiệm của những ứng viên thành công và thất bại. Từ đó bạn tự học được điểm nhấn của hồ sơ của bạn.
- 40% dành cho việc làm dàn ý chi tiết như bước 1.
- 10% còn lại là viết và thuê hiệu đính.

Săn học bổng là trường kỳ, không thể vội vàng và cũng không thể nhanh chóng được. Hãy đi chậm nhưng chắc.

5. Lưu ý về người đọc
Câu hỏi đặt ra là: Bạn viết cho ai đọc? Câu hỏi này tưởng chừng dễ vì ai cũng biết là viết cho đơn vị cấp học bổng đọc. Tuy nhiên nó lại cực kỳ khó bởi bạn phải hiểu được kỳ vọng của người đọc hồ sơ của bạn. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để viết các bạn nhé. Đừng khô khan, thẳng thắn quá.