1/ Multiple Choice là gì
Multiple Choice là dạng câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các lựa chọn đề bài đưa ra. Dạng bài này cũng được chia thành các kiểu khác nhau như sau:
- Dạng 1: Lựa chọn chỉ 1 câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
- Dạng 2: Có nhiều câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
Đây được coi là một trong những dạng câu hỏi khó trong bài Listening và Reading IELTS, bởi các câu hỏi lựa chọn gần như đều có chứa một thông tin nào đó được đề cập trong bài đọc; khiến chúng ta dễ bị “mắc bẫy” hay nhầm lẫn bởi quá nhiều thông tin.
2/ Cách làm bài Multiple Choice
Để làm dạng bài Multiple Choice, chúng ta sẽ cần có một chiến thuật làm bài cụ thể để tránh “bẫy”; đặc biệt cần phải thực hiện những lưu ý sau:
1. Đọc kĩ câu hỏi và yêu cầu của đề bài trước khi làm. Gạch chân toàn bộ các keywords trong câu hỏi.
Thông thường, nhiều bạn khi làm bài sẽ chỉ lướt qua đề bài để nắm thông tin tổng quan. Tuy nhiên, với dạng multiple choice, lời khuyên dành cho các bạn là hãy chú ý tới câu hỏi nhiều hơn – gạch chân các keywords để chắc chắn mình hiểu trọng tâm cần tìm gì trong bài nghe. Đặc biệt, lưu ý đề bài yêu cầu mình chọn bao nhiêu đáp án, bởi chỉ thần thừa hay thiếu, câu trả lời của bạn cũng “đi tong”.
Để làm được điều này, hãy bỏ qua những lời mà video tape giới thiệu ban đầu không cần thiết và tranh thủ thời gian để xem hết tờ đề mình đang cầm trên tay.
Nếu các câu trả lời dài và tương đối giống nhau, hãy nhớ tìm và gạch chân những từ tạo ra sự khác biệt trong các câu trả lời để chú ý khi nghe nhé. Ví dụ như trong câu 22 ảnh 1, chúng ta có thể gạch chân các từ “not interesting”, “stressful”, “audience”.
2. Lắng nghe cả các từ đồng nghĩa hay các cụm từ có ý nghĩa tương tự (paraphrase) của câu trả lời
Các bài thi IELTS thường không đưa ra chính xác từ có trong đề bài nghe dạng multiple choice, mà câu trả lời sẽ được đưa ra thông qua các từ đồng nghĩa, các dạng khác của từ, hay thậm chí là một cụm từ/ một câu mang nghĩa tương tự. Chính vì thế, bạn không thể cố gắng nghe từ, mà phải nắm được ý của câu/ đoạn mình nghe. Có một số lưu ý tổng quan được đưa ra như sau:
- Các danh từ, đặc biệt là danh từ ngắn thường ít bị thay đổi. Tuy nhiên những thông tin quanh nó thì thường lại hay có “bẫy”. Vậy nên hãy coi nó là một dấu hiệu (signals) để tập trung hơn khi gặp.
- Các tính từ thường có thể bị paraphrase thành tính từ đồng nghĩa, trạng từ hay động từ. Rất ít khi chúng được chuyển đổi thành danh từ.
3. Luôn cảnh giác và cẩn thận trong khi nghe.
Các bài thi IELTS thường có xu hướng nói lòng vòng trước khi đưa ra thông tin về câu trả lời chính xác cho bạn. Các câu trả lời cũng không phải luôn được đưa ra theo đúng thứ tự được đưa ra trong đề. Do đó, hãy nhớ luôn cẩn thận khi nghe, không vội vàng và càng không được “sợ hãi”
- Nếu bị bỏ mất đoạn nào ko nghe được, phải ngay lập tức bỏ qua để nghe tiếp những phần khác. Việc bạn cứ lo lắng nghĩ về phần đã mất chắc chắn sẽ khiến bạn mất tập trung trong suốt cả đoạn còn lại.
- Nếu thấy thông tin đưa ra vẫn chưa chắc chắn cho câu trả lời, hãy note lại ra giấy để quay lại sau. Rất có thể sẽ có thông tin bổ sung được đưa ra ở đoạn tiếp theo.
- Bài nghe hoàn toàn có thể liên tiếp đưa ra câu trả lời cho 2 câu hỏi khác nhau cùng lúc; vậy nên phải luôn tập trung để không bỏ sót thông tin nhé.
4. Luyện tập thật nhiều và đọc kĩ Transcript
Việc luyện tập thật nhiều là điều tất nhiên, nhưng đừng check đáp án rồi bỏ ngay sang bài luyện tập khác. Hãy đọc kĩ transcript để biết những đoạn khó họ đã nói thế nào, những phần nào mình không nghe được, những từ - khái niệm nào mà mình chưa biết. Việc tổng hợp những điều đó để rút kinh nghiệm mới chính là thứ giúp bạn tăng khả năng nghe của mình.
Hi vọng những lời khuyên nói trên sẽ giúp các bạn ôn luyện bài thi Nghe IELTS dạng Multiple Choice một cách tốt hơn. Hãy cùng chờ đón những bài chia sẻ kinh nghiệm các dạng bài khác của IELTS tại SBS nhé.