1/ Completion là gì?
Completion, hay gọi là “hoàn thành câu”, là dạng bài mà bạn sẽ cần tìm tên/ số/ mã số, hay bất cứ một thông tin nào cần thiết để điền vào chỗ trống, hoàn thành câu hoặc biểu mẫu cho sẵn. Đây là một dạng câu hỏi được đánh giá là không khó để “đánh bại”, thường xuất hiện trong session 1 hoặc 2 của bài thi.
Thông thường, dạng bài này sẽ có 2 loại:
- Form Completion: đề bài sẽ cho sẵn một biểu mẫu (đơn đăng ký, bản ghi chú, CV…), các bạn sẽ cần lắng nghe một cuộc trò chuyện giữa ít nhất 2 người và dựa vào những gì nghe được, hoàn thành các thông tin còn thiếu trong biểu mẫu. Trong section 1, thông tin được yêu cầu thường là số, tên, chữ cái hay các loại thông tin ngắn (địa chỉ, thời gian)
Ví dụ dạng bài Form Completion
- Sentence Completion hoặc Summary Completion: yêu cầu bạn hoàn thành câu hoặc đoạn tóm tắt với 1 – 3 chữ/ số, đảm bảo ý nghĩa như thông tin trong đoạn đã nghe.
Ví dụ dạng bài Summary Completion
2/ Cách làm dạng bài Completion?
Tuy không phải một dạng bài khó, nhưng nhiều bạn vẫn dễ bị “mắc bẫy”, bỏ sót hay nghe nhầm khi làm dạng bài này. Chính bởi vậy mà các bạn không nên chủ quan. Hãy nhớ một số những điểm lưu ý sau khi làm bài thi này nhé:
1. Nhớ 2 thao tác quen thuộc: đọc lướt câu hỏi và gạch chân từ khó
Đề bài của dạng Completion thường khá đơn giản, nên các bạn chỉ cần dành một vài giây lướt qua. Tuy nhiên, phải nhớ để ý tới:
- Đề bài yêu cầu điền cái gì? – Đặc biệt có những đề bài yêu cầu rõ ràng về số lượng chữ, ví dụ như “NO MORE THAN TWO WORDS”, nên bạn phải lưu ý cẩn thận để không sai đề một cách đáng tiếc. Đã có rất nhiều bạn mất điểm chỉ vì không để “word limit” của bài đấy.
- Loại thông tin/ loại từ mình cần điền là gì? (Chữ hay số? Danh từ hay động từ?) – Việc này rất quan trọng để bạn có thể xác định và lọc thông tin cần thiết khi nghe. Hãy luyện cho mình cách tư duy, suy đoán thật nhanh thông tin cần điền khi đọc đề bài nhé.
- Các keywords chính là gì? – Gạch chân và dùng chúng để bắt kịp với bài nghe vì dưới áp lực thi cử, bạn rất dễ bị nghe hụt.
2. Làm quen với tên người/ tên địa điểm quen thuộc.
Trong các bài nghe, thông thường tên người và tên các con đường/ thành phố/.. vốn đã phổ biến thường sẽ không được đánh vần, ví dụ như John Lennon thì thường trong video sẽ chỉ đánh vấn chữ Lennon mà thôi. Bởi vậy mà các bạn hãy cố gắng để ý tới tên người, địa chỉ và cách phát âm của chúng khi đọc báo, xem phim,…hay tìm hiểu thêm về các tên người (Rose, Rosy, Jane,..)/ địa điểm (Leeds, Adelaide, Melbourne,…) phổ biến nhé.
3. Tập nghe thật kĩ các âm, đặc biệt là âm cuối
Điều cơ bản nhất khi làm dạng bài Completion là bạn phải lưu ý để không nhầm lẫn giữa các chữ, số hay các từ có phát âm giống nhau; và cần nhất để làm được điều này là chú ý phân biệt âm cuối (ending sounds) của mỗi từ. Rất nhiều bạn đã bị nhầm chữ H với số 8, chữ K với từ “key”, hay đơn giản là không để ý tới số nhiều/ số ít của danh từ nghe được (s).
Thêm vào đó, tuy đây là điều căn bản nhưng bạn cũng cần phải nhớ thật kĩ bảng chữ cái tiếng Anh. Không ít bạn khi bị áp lực làm bài đã lẫn lộn các chữ cái với nhau, phổ biến nhất là nhầm giữa “G” và “J” hay giữa “E” và “I”, “A” và “R”.
Những bạn nào chưa quen với phản xạ nhanh với các dãy số hay đánh vần chữ cái thì hãy luyện riêng phần này thật nhiều. Cách luyện đơn giản nhất là nhờ ai đó đọc các dãy số điện thoại, mã số hay đánh vần 1 cái tên bất kì và bạn ngay lập từ viết lại ra giấy; và đừng quên luyện thêm với các video được nói bởi người nước ngoài nhé.
4. Lưu ý dạng từ khi điền câu trả lời
Thông tin bạn nghe được trong video và từ bạn cần cho câu trả lời có thể có dạng không giống nhau. Ví dụ, đề bài yêu cầu điền tính từ, nhưng từ xuất hiện trong phần nghe là trạng từ. Chính vì thế, hãy bỏ thói quen điền y nguyên từ nghe được vào câu, mà hãy lưu ý biến đổi nó nếu cần.
Trên đây là toàn bộ những điểm cần lưu ý khi làm bài LISTENING IELTS – Dạng COMPLETION. Chúc các bạn thành công với bài thi của mình nhé.