Bài viết giới thiệu tổng quan chiến thuật để đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking Part 2. Trước khi đi vào chuỗi sample video về IELTS Speaking Part 2 thì đây là bài viết tiên quyết các bạn phải đọc trước tiên
Cấu trúc bài thi
Như các bạn đã biết trong phần thi Part 2, Examiner sẽ đưa cho các bạn một cái Cue Card trong đó có một yêu cầu và gợi ý về một topic nhất định. Bạn sẽ có một phút để chuẩn bị và take note. Sau một phút đó, bạn sẽ được yêu cầu nói về topic đó trong khoảng từ một đến hai phút. Thực tế là bạn phải nói được ít nhất 1 phút 30 giây nếu không bạn sẽ bị trừ điểm fluency.
Các bạn không cần phải lo lắng là mình sẽ nói quá giờ vì examiner sẽ ngắt lời bạn khi hết 2 phút và bạn sẽ không bị trừ điểm nếu nói quá thời gian đâu ạ. Hãy chính xác hơn là, chiến thuât của phần này là hãy cố gắng nói liên tục đến khi nào examiner ngắt lời bạn.
Hầu hết các bạn trước khi đi thi IELTS Speaking đều nghĩ rằng trong 3 phần, part 1 dễ nhất, rồi đến part 2, part 3 là khó nhất nhưng hơn 80% các bạn đi thi về nói rằng các bạn làm khá tốt ở part 1 và part 3 nhưng lại gặp nhiều khó khăn ở part 2. Tại sao vậy? Chúng ta hãy đi vào chiến thuật làm bài để tìm câu trả lời nhé
Chiến thuật làm bài
1. Đừng chỉ tập trung vào nội dung câu trả lời.
Don’t just think about “what to say”, think more about “how to say it”. Examiner sẽ chấm bài của bạn dựa trên các tiêu chí chấm thi như fluency, vocabs, grammar, pronunciation…và content không nằm trong các tiêu chí đó.
Vậy không quan trọng là bạn chọn cái gì, người nào để miêu tả, không quan trọng là cái bạn chọn miêu tả nó quen thuộc hay xa lạ với examiner không quan trọng nó là thật hay giả, là kinh nghiệm thật của bản thân bạn hay chỉ cái bạn bịa ra. Không quan trọng nó có thú vị hay không, có chính xác hay không. Quan trọng là bạn nói ra được cái liên quan đến topic và đáp ứng được các tiêu chí chấm thi.
2. Keep talking về topic
Nhiều bạn đi thi về và hỏi mình “Mình không trả lời được hết các câu hỏi có trong gợi ý thì có sao không?”
-> Các bạn đừng bị lừa những gợi ý trong cue card, chúng không phải câu hỏi mà bạn phải trả lời, chúng là những gợi ý để giúp bạn mà thôi. Bạn hoàn toàn có quyền không triển khai bài nói theo các gợi ý trong cue card. Mấu chốt của part 2 là bạn phải keep talking về topic được đưa ra cho đến khi giám khảo ngắt lời.
Tuy nhiên, các gợi ý trong cue card được đưa ra là có lý do của nó. Bạn chỉ có một phút để chuẩn bị ý và từ vựng để nói và nếu bạn sử dụng những gợi ý trong cue card, nó sẽ giúp bạn 50% khối lượng công việc, đó là về cách phát triển ý.
Bạn không cần mất thời gian để nghĩ là mình sẽ phải nói gì, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để nghĩ từ vựng phù hợp với từng câu trả lời trong phần gợi ý. Như vậy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên nếu một trong các gợi ý của phần cue card có vẻ quá khó với bạn, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua câu đó và nói theo ý mình.
Hoặc trong trường hợp bạn đã chuẩn bị rất kỹ cho một chủ đề nào đó ở nhà mà bạn nghĩ hoàn toàn có thể dùng được bài nói đó cho topic trong đề thi, hãy dùng bài đó và đừng để ý đến sự khác nhau giữa các gợi ý của 2 đề.
Ví dụ: bạn chuẩn bị một bài nói rất hay ở nhà cho đề “Describe a wedding that you have been to” thì bạn hoàn toàn có thể dùng bài nói đó nếu đi thi gặp đề “Describe an interesting event that you have been to” bất chấp các gợi ý của hai đề là khác nhau.
3. Hãy chuẩn bị từ vựng trước ở nhà cho phần Part 2.
Tất nhiên không phải chuẩn bị cho tất ca các dạng đề mà hãy nhóm các dạng đề thành nhóm. Thông thường các topic trong part 2 sẽ thường rơi vào các nhóm sau:
- People
- Places
- Experience/Past events
- Objects
- Media related
- Others (anything that doesn't fit into the 5 categories above).
Việc nhóm các topic lại với nhau như vậy sẽ giúp cho bạn thấy được mối quan hệ giữa các đề, qua đó bạn có thể nhận ra những đề nào có thể có chung phần nội dung, phần từ vựng mà mình đã chuẩn bị. Bạn không cần chuẩn bị cho từng đề một vì có nhiều đề sẽ dung chung một sự chuẩn bị. Thêm vào đó, nó cũng sẽ giúp bạn luyện tập dễ dàng hơn.
4. Một phút chuẩn bị
Hình dung một cái cue card sẽ như thế này:
Describe an interesting trip you have been on.
You should say:
Where / When you went
Who did you go with
What you did there
And explain why you think that trip was interesting
Thông thường, đa số các bạn sẽ chuẩn bị như thế này:
- Trip to Da Nang
- In June
- Family
- Go to the beach, Bana Hills, eat seafood
- It’s fun, beautiful
Bao nhiều bạn có sự chuẩn bị như thế ạ. Bản năng thôi, các bạn thường đặt bút viết ngay câu trả lời cho gợi ý có trong cue card và thông thường bạn viết ra bằng ngôn ngữ rất đơn giản, và đó là vấn đề.
Khi nói, bạn không thể nghĩ thêm từ nào hay hơn những từ bạn viết ra trong 1 phút chuẩn bị đâu nên hãy cố gắng huy động trí nhớ của bạn để viết ra những từ hay hơn, uncommon hơn nhé. Bạn phải hiểu 1 phút này là một phút để nghĩ và viết, 2 phút kia là để nói những gì mà bạn đã nghĩ và viết. Vì vậy giai đoạn 1 là cực kỳ quan trọng. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt trong một phút đó?
Đúng hãy nghĩ đến việc trả lời những câu hỏi trên, theo thứ tự nhưng hãy viết nhiều hơn thế, nghĩ đến những từ vựng liên quan khi bạn trả lời, mở rộng câu trả lời như thế nào, ví dụ như sau:
- Da Nang (chọn một cái gì dễ nói, dễ mở rộng, có nhiều điểm du lich, không cần đúng, bịa ra cũng được)
- Middle of June (16th) – during heatwaves, boiling hot – ideal to head on to the beach
- close-knit friends, family – always spend time together
- Hang out on beautiful long-side beach, went backpacking to Son tra island, signed up for a guided tour around the central, enjoyed local cuisines
- Most fabulous trip, explore attractive excursion with beloved people, visit sightseeing, make friends with foreign people ( tell story)
Rồi việc bạn chuẩn bị được như thế thì coi như việc nói trong 2 phút không có gì là quá khó khăn nữa. Để ý một số từ vựng liên quan đến topic như heatwaves, boiling hot, beautiful long-side beach, went backpacking, signed up for a guided tour, cuisines, explore attractive excursion, sightseeing. Đây là những từ mà các bạn có thể rất khó nghĩ ra được khi các bạn nói, các bạn công nhận không ạ. Vậy hãy cố gắng chuẩn bị chúng trong một phút chuẩn bị nhé.
Một điểm cần lưu ý nữa trong một phút chuẩn bị nữa ngoài phần từ vựng, đó là ngữ pháp. Đề khác nhau yêu cầu việc sử dụng ngữ pháp khác nhau, khi thì bạn phải dùng thì quá khứ (như đề phía trên chẳng hạn), khi thì thì hiện tại (Describe a place in a city that you know well), khi thì phải dung nhiều câu điều kiện (Describe a vehicle which you would like to own). Vậy khi chuân bị hãy viết ra dạng ngữ pháp bạn sẽ dung để nói trong 2 phút để kiểm soát vấn đề ngữ pháp của mình nhé.
Một tip nhỏ cho phần chuẩn bị trong một phút. Hầu như đề nào cũng sẽ hỏi bạn câu cuối cùng là “explain the reason why…” đây là dạng câu bạn dễ phát triển ý nhất và có thể nói được nhiều nhất nên hãy chuẩn bị kỹ hơn, gạch đầu dòng nhiều hơn cho phần này nhé. Và nếu quá khó khắn nghĩ ra ý, hãy bịa ra một câu chuyện để kể sẽ dễ dàng hơn nhiều.
5. Hai phút nói.
Hai phút này bạn dung để phô diễn những gì bạn đã chuẩn bị: idea và từ vựng trong một phút chuẩn bị, fluency, pronunciation, body language…mà bạn đã luyện ở nhà. Nếu bạn có 1 phút chuẩn bị thành công thì 2 phút tiếp theo đây không có gì quá khó khăn ngoài việc lắp ghép vào câu cả. Đây là công thức của mình:
Mình chia làm phần start, body và conclusion khi nói (hình dung ra trong đầu thôi)
- Start:
o Luôn luôn bắt đầu câu bằng “I’m going to talk about…” hoặc “I’d like to talk about” sau đó paraphrase lại đề (I’m going to talk about a very memorable trip that I had last year)
o Tiếp đó mình dùng mệnh đề quan hệ để trả lời câu hỏi chính chuyến đi nào (which is the tour to Da Nang)
o Câu cuối cùng kết thúc cho phần start là một câu nhấn mạnh biểu thị quan điểm cảm xúc của mình về đối tượng mà mình miêu tả như:
- One of the most influential people to my life
- One of the most interesting trip that I’ve ever had
- One of the people that impressed me the most
Mình luôn luôn start như vậy, ở đây mình dung được mệnh đề quan hệ, thì hiện tại hoàn thành nhấn mạnh ăn điểm cho phần ngữ pháp.
- Phần body là phần mình dùng mẩu giấy take note của mình để trả lời các gợi ý và tất nhiên không thể thiếu những câu chào đầu:
- Moving on the the next point of what we did during this trip…
- I think I should start my mentioning the name of the book…
- I guess I will start by talking about when I had that trip.
- Finally, If I still have time, I would like to tell you the reason why I think this is an interesting trip, firstly because…
- Và phần kết ( thường thì mình sẽ không đến phần này). Tuy nhiên khi bạn thấy không còn gì để nói nữa mà giám khảo chua ngắt lời, đừng cố nhắc lại những gì bạn nói, hãy nói một câu kết thật tự nhiên:
- “ Ok, so that’s all about the........I hope that…..”
Ex: Ok, so that’s all about my memorable trip to Da Nang with my family last year. I hope we will have more opportunities to spend more fantastic moment together in the near future”