1/ Labeling là gì?
Labeling là dạng bài đưa ra một sơ đồ/ bảng biểu, từ đó yêu cầu bạn dán nhãn (điền tên) cho các hành động, các vị trí, các bộ phận hay quá trình trong sơ đồ đó dựa trên nội dung trong bài đọc. Thông thường, có 2 dạng nội dung chính các bạn thường gặp là:
- Completing a table: hoàn thành một bảng biểu
- Completing a diagram: hoàn thành một sơ đồ
Đặc biệt, với dạng Labeling, đề bài sẽ đưa ra giới hạn số từ được điền, hay còn gọi là “word limit”; do đó các bạn cần phải lưu ý kĩ để tránh việc điền thừa số từ nhé.
2/ Lỗi hay mắc khi làm bài Labeling?
Khi làm dạng bài Labeling, các bạn thí sinh thường gặp phải những vấn đề sau:
- Không đọc kĩ đề bài và bỏ quên “word limit” (giới hạn số từ cần điền) – dẫn tới việc trả lời dài hơn số từ được cho phép.
- Tập trung quá nhiều vào biểu đồ và lo lắng, hoang mang khi thấy những biểu đồ kĩ thuật lạ lẫm. Hãy nhớ đây không phải một bài kiểm tra kiến thức kỹ thuật của bạn, mà là một bài kiểm tra khả năng đọc hiểu tiếng Anh. Bài đọc chắc chắn sẽ chỉ ra cho bạn các phần của biểu đồ là gì, việc cần làm là bạn phải đọc để hiểu diễn giải của nó.
- Không xem kĩ mối liên hệ giữa các phần cần điền trong bản đồ; dẫn tới xác định sai/ nhầm và đưa câu trả lời sai.
- Không cẩn thận khi điền từ từ bài đọc vào phần trả lời, dẫn tới việc sai chính tả hay thiếu số từ,…
3/ Cách làm dạng bài Labeling?
Để làm dạng bài Labeling một các tốt nhất, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Bước 1. Đọc kĩ đề bài và gạch chân “word limit”
Tương tự như các dạng đề khác có yêu cầu về giới hạn từ như dạng Short Answer Questions hay Completion, bạn cần đọc để bài thật kĩ và xác đinh word limit của mình là gì; ghi nhớ nó để tránh điền thừa – thiếu số từ cần thiết.
Bước 2. Đọc biểu đồ/ bảng biểu được cho
Hãy nhìn qua biểu đồ mình có, xác định tổng quan nó miêu tả cái gì, có bao nhiêu phần cần điền và xác định chúng là loại từ gì. Quan trọng nhất, bạn hãy xem mối quan hệ giữa các bộ phận của biểu đồ với nhau – đó mới là điều cần thiết nhất giúp bạn đọc và đưa ra câu trả lời chính xác. Ngoài ra, bạn cũng nên gạch chân những từ keywords chính để tìm nội dung liên quan trong bài nhanh chóng hơn.
Bước 3. Đọc thật kĩ bài đọc để tìm ra câu trả lời
Trong tất cả các bài đọc, các bạn hãy nhớ đừng tập trung đọc từng từ của bài viết. Hãy đọc lướt để xác định keywords ở đâu, sau đó đọc kĩ các đoạn quan trọng có keywords. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đồng thời xác định thông tin một cách tốt nhất. Với dạng bài Labeling, câu trả lời sẽ là từ xuất hiện trong bài đọc, nên các bạn hãy tìm kĩ trong bài – không cần và cũng không nên suy luận hay dùng từ đồng nghĩa nhé.
Bước 4. Kiểm tra toàn bộ chính tả
Để tránh những sai sót không đáng có, các bạn nhớ phải kiểm tra lại chính tả trong phần trả lời của mình nhé. Các câu trả lời thường chứa các từ mới, các thuật ngữ nên hoàn toàn các bạn có thể viết nhầm đấy.
4/ Ví dụ
Hãy cùng làm thử một ví dụ của dạng bài này nhé
· Bài đọc:
· Biểu đồ:
· Đáp án:
- Mud, sand or soil
- Deeper (and deeper)
- Rock
- (Start to) crystallize
- Process
- Waves, tides and currents
- Break off